For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript. Here are the instructions how to enable JavaScript in your web browser .
Chat với Lune

Vui lòng nhập họ tên

Vui lòng nhập email

Vui lòng nhập nội dung

Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh

Tọa lạc ngay trung tâm đô thị sầm uất là Nhà Hát Thành Phố - một biểu tượng văn hóa lịch sử của Thành phố Hồ Chí Minh. Ai từng đặt chân đến đây hẳn không khỏi choáng ngợp bởi vẻ đẹp của lối kiến trúc Tây Âu duyên dáng giữa thành phố Viễn Đông xinh đẹp này.

Nhà hát được xây dựng vào năm 1898 bởi kiến trúc sư người Pháp Eugene Ferret theo lối kiến trúc hào nhoáng của thời Đệ tam cộng hoà Pháp. Nhà hát được xây cao hơn mặt đường hai mét, với hệ thống hai lớp cửa cách âm ngăn tiếng ồn đường phố vào bên trong.

Được xây với cấu trúc đối xứng, nhà hát nằm ngay trên trục trung tâm thành phố, kết nối ga tàu điện ngầm, và từ đây ta có thể phóng tầm mắt nhìn thẳng ra bùng binh chợ Bến Thành. Mái vòm với điêu khắc nổi đặc trưng khiến nhà hát trông xa tựa như một ‘Khải Hoàn Môn’ lộng lẫy. Kiến trúc nhà hát thu hút từ những bức tượng chạm trổ tinh tế, đèn chùm pha lê rực rỡ, cho đến sàn đá granit sáng bóng đại sảnh. Khán phòng hình ô voan ngăn tiếng vang, có sức chứa 468 khách, đảm bảo chất lượng âm thanh và tầm nhìn từ mọi ghế về sân khấu.

Nhà hát hiện nay là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quan trọng của thành phố. Được công nhận là Di tích cấp Quốc gia năm 2012, công trình này vừa đáp ứng đời sống tinh thần của người dân, vừa là biểu tượng đầy tự hào và là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu của thành phố.

Những dữ kiện đáng chú ý:

  • Nhà hát được xây dựng từ 1898 với tổng diện tích tòa nhà là 3.200.000 m2.
  • Nhà hát được xây cao hơn mặt đường hai mét, với hệ thống hai lớp cửa cách âm ngăn tiếng ồn đường phố vào bên trong.
  • Khán phòng hình ô voan ngăn tiếng vang, có sức chứa 468 khách, đảm bảo chất lượng âm thanh và tầm nhìn từ mọi ghế về sân khấu.
  • Công cuộc trùng tu quy mô nhất có kinh phí lên đến 25 tỉ đồng, kéo dài 2 năm từ 1996 – 1998.

Sự kiện lịch sử nổi bật:

  • 17/01/1900: Nhà hát tổ chức buổi trình diễn đầu tiên với đội ngũ diễn viên đến từ Pháp.
  • 18/11/1918: Lần đầu tiên người Việt tổ chức biểu diễn tại nhà hát, với một màn trình diễn kịch pha cải lương.
  • 1945 -1955: Nhà hát đóng cửa trong suốt Thế chiến thứ II và hoạt động trở lại vào năm 1955. Sau Hiệp định Geneva năm 1954, nhà hát trở thành tòa Trụ sở Quốc Hội đương thời của miền Nam Việt Nam.
  • 5/1975: Chính thức được mang tên Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • 1996: Nhà Hát Thành Phố tạm ngưng hoạt động để tu bổ và nâng cấp.
  • 18/12/1998: Lễ khánh thành Nhà Hát Thành Phố, mừng Thành Phố Hồ Chí Minh 300 năm tuổi.
  • 2012: Nhà Hát Thành Phố được công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

BẢN ĐỒ

Các vở diễn tại NHÀ HÁT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

À Ố ShowÀ Ố Show

À Ố Show

Bức tranh chuyển mình từ ‘làng’ sang ‘phố’, vừa sinh động vừa hóm hỉnh, ý nhị với ngôn ngữ sân khấu kết hợp xiếc tre đặc sắc .

Vở Xiếc Tre Việt Nam “À Ố Show” là một bản hoà âm điền dã của đồng quê Việt pha trộn, cọ sát cùng hợp âm nhộn nhạo trẻ trung rất đời của Việt Nam mùa đô thị hoá.

Sử dụng nhiều loại hình như nghệ thuật xiếc tre, nhào lộn, múa cùng hoà quyện vào nhau, vở diễn vẽ lại sống động những câu chuyện và mảng màu mà ta bắt gặp đâu đó trong cuộc sống, từ thành thị đến thôn quê. Âm thanh trong vở diễn được sáng tác riêng và diễn tấu sống từ hơn 17 loại nhạc cụ độc đáo.

Teh Dar

Hoá thân mãnh liệt của văn hoá Tây Nguyên trên sân khấu âm vang giai điệu cồng chiêng mê hoặc.

Teh Dar là hóa thân mãnh liệt của văn hóa Tây Nguyên trên sân khấu, đưa khán giả vào không gian ma mị của những cuộc săn voi, đêm trăng hò hẹn, rừng già ẩn sự chết và tái sinh. Vở diễn hút hồn người xem với kỹ thuật xiếc tre và nhào lộn mạo hiểm táo bạo, cùng âm sắc nhạc cụ dân tộc đầy mê hoặc. Cũng tựa như triết lý đằng sau cái tên Teh Dar, trong tiếng dân tộc K’ho có nghĩa: “đi vòng tròn”, vở diễn tiếp tục sự nghiệp của Lune Production truyền tải các giá trị văn hoá Việt Nam trong cuộc sống xoay vần.

Teh DarTeh Dar
Sương SớmSương Sớm

Sương Sớm

Câu chuyện về hạt lúa, cuộc sống và khát vọng của người nông dân Nam Bộ được tái hiện bằng ngôn ngữ múa đương đại đầy cảm xúc.

Sương Sớm, vở múa đương đại kết hợp ba-lê bán cổ điển huyền hoặc đầy màu sắc, tái hiện cuộc sống tâm hồn của người nông dân Nam Bộ. Những cuộc đời mộc mạc chất phác ra đồng trong sương mai, khóc cười cùng lúa, và đêm lại mơ về lúa. Mỏng manh mà kiên cường bám rễ nơi bùn đen, vượt qua bão giông, reo vui rộn rã sáng ngời trong mùa gặt hái, lúa là hiện thân của người nông dân.  Tất cả nếp sống, ân tình, linh hồn, duyên nợ ba sinh của họ được khắc hoạ tuyệt mỹ qua giai điệu óng ả mượt mà và ngôn ngữ hình thể đầy cảm xúc của người nghệ sỹ múa trong Sương Sớm. 

Bình luận